1. SƯNG RỄ BẮP CẢI – Cabbage club root
Tên khoa học: Plasmodiophora brassicae
Bộ: Plasmodiophorates
Phân bố và ký chủ: Chủ yếu ở xứ lạnh (châu Âu), xuất hiện ở vùng nhiệt độ thấp, ẩm độ 30-40% vùng chuyên canh rau.
Đặc điểm và hình thái:
Đa số hại ở trên rễ, phần gốc nằm trong đất và kéo dài thời kỳ sinh trưởng của cây. Làm cho cây sinh trưởng chậm, còi cọc lá thấp, lá héo dần. Vào ban đêm thì lá héo hồi phục. Cây bị bệnh nặng lá héo hoàn toàn, lá vàng xanh, cây chết dần. Toàn bộ rễ chính và rễ phụ phình to nổi cục sần sùi, kích thước không đều, phình từng đoạn hoặc chiều dài toàn rễ. Gây hại trên 100 loại, chủ yếu họ thập tự.
Tập quán sinh hoạt:
Loại nấm kí sinh chuyên tính cơ quan sinh trưởng, có dạng amib đơn bào, bào tử có hình cầu vỏ dày, không màu, kích thước 3,3-3,9 m. Tiến hành gây hại trong tế bào cây và hình thành bào tử ở giai đoạn cuối.
Tế bào u sưng thúi mục, giải phóng bào tử ra ngoài đất. Bào tử tồn tại nhiều năm ở trạng thái tỉnh và là nguồn bệnh duy nhất từ năm này sang năm khác. Bào tử tỉnh nẫy mầm ở T0 = 100C ( động bào nang nẫy mầm ở A0 45%). Bào tử xâm nhập vào cây qua vết thương, lông hút chóp rễ, tuỳ thuộc vào mật độ bào tử trong đất.
Ở đất trũng ngập nước cây sinh trưởng kém, bị hại rất nặng, nấm phát triển ở T0 19 – 200C.
Biện pháp phòng trị:
– Dùng giống sạch bệnh.
– Thu dọn tàn dư cây bệnh trên ruộng.
– Dùng biện pháp lý hoá học xử lý đất (dùng formol 3% hoặc vôi) 10 ngày trước khi gieo hạt (tùy vào kỹ thuật thâm canh, vôi hoà 8-15% tưới vào gốc). Khi lên líp ta bón 50-100g vào hốc cây. Bón phân chuồng hoai mục, luống trồng cao thoát nước, thường xuyên làm cỏ.
– Luân canh với cây lúa nước.
2. BỆNH THỐI HẠCH BẮP CẢI – Cottony soft rot
Tên khoa học: Sclerotinia sclerotium
Họ: Pezizales
Bộ: Ascomycetes
Phân bố và ký chủ:
Kí chủ rộng (trên 160 loại cây trồng và 32 họ).
Bệnh xuất hiện từ giai đoạn cây con-> thu hoạch. Khi cây có bắp, bắp bị thối hỏng, có màu nâu, mùi hôi.
Đặc điểm và hình thái:
Hại trên lá, thân, gốc bắp cải. Ở giai đoạn cây con phần gốc thân sát mặt đất bị thối, (lá già sát mặt đất bị nặng nhất) vết bệnh có màu vàng nâu sau lan rộng ra-> mô thúi nhũn, có mùi hôi (đk ẩm khô có mùi hôi, đk khô hanh cũng vậy).
Quy luật biến động
Chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ. Ẩm độ cao nhiệt độ thấp mưa nhiều => hạch nẩy mầm nhiều => sinh nhiều quả thể điã.
Ẩm độ cao, nhiệt độ lạnh => sinh nhiều bào tử túi (H% =18 -24%, T0=2-30C), hạch vẫn nẩy mầm, T0 >330 C hạch ngưng phát triển và không nẩy mầm.
T0 = 15 -250 C thích hợp nhất cho sợi nấm sinh trưởng (sợi nấm là cơ quan sinh trưởng).
T0 480c sợi nấm chết trong vòng 3 phút, sợi nấm chịu hạn kém. Khi ẩm độ đồng ruộng > 85% sợi nấm sinh trưởng và phát triển tốt.
Ở pH = 5 – 8, T0 = 19-240C quá trình thích hợp để sợi nấm xâm nhập vào cây. Bệnh phát sinh mạnh vào tháng 11-3.
Nguồn bệnh là hạch nấm ở trong đất, tồn tại nhiều năm. Nếu hạch bị vùi sâu 6-7 cm, sức nẩy mầm giảm tồn tại 1 năm, bào tử túi lan truyền theo gió. Nẩy mầm và xâm nhập vào lá già ở dưới trước, xuyên qua lớp biểu bì cây hình thành sợi nấm. Sợi nấm tiết ra men Pectinaza phân huỷ làm tan rữa các tế bào của cây, phát triển thành tản nấm dày ở trong mô và trên bề mặt của kí chủ. Bệnh phát sinh gây hại có tính chất cục bộ.
Biện pháp phòng trị:
Biện pháp canh tác: vệ sinh đồng ruộng cày sâu, lật úp đất vùi hạch xuống sâu > 20 cm, khống chế hạt nẩy mầm.
– Luân canh với cây lúa nước.
– Trồng với mật độ vừa phải, không quá dày.
– Không nên bón nhiều đạm.
– Tăng cường bón K tăng sức đề kháng cho cây. Tiả lá già dưới chân cho thông thoáng.
– Luống trồng cao có rảnh thoát nước.
– Dùng thuốc hoá học phòng trừ: Dithan 0,2%, Validacin 0,2%, Bidomil, Zineb, Zincopper.